Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ với doanh nghiệp, công dân
Lượt xem: 2800
Ngày 02/7/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ với doanh nghiệp, công dân

QUY TÁC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP KHI THỊ HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ VÀ TRONG QUAN HỀ VỚI DOANHN GHIỆP, CÔNG DÂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1672/QÐ- UBND ngày 02/7/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La)

         Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ với doanh nghiệp, công dân (sau đây gọi chung là Quy tắc).

Điều 2. Nguyên tắc chung

Trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ với doanh nghiệp, công dân, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện những nguyên tắc sau:

1.          Tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định của tỉnh.

2.          Chí công, võ (u, tận (uy phục vụ nhân dân, láng nghe ý kiên và chịu sự giám sát của nhân dân; không quan liêu, hách dịch, cửa quyên trong khi giải quyết các công việc.

3.          Thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ được phân công, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vỊ.

4.          Không làm những công việc ngoài phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền được giao; không lợi dụng chức trách, thâm quyền và các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia, của ngành, lĩnh vực và của tỉnh để mưu lợi riêng cho bản thân và gia đình.

Điêu 3. Mục đích 1. Quy định các chuân mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ với doanh nghiệp, công dân nhắm bảo đảm sự liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp, phù hợp với nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. 2. Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ với doanh nghiệp, công dân; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.

3.          Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thâm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuân mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ với doanh nghiệp, công dân; là cơ sở để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức.

Chương II CHUẨN MỰC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG THỊ HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ

Điều 4. Những việc cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện khi thi hành nhiệm vụ, công vụ

1.          Trang phục gọn gàng, lịch sự, đeo thẻ công chức hoặc phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định.

2.          Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải thực hiện đầy đủ và đúng các quy định về nghĩa vụ của công chức theo quy định tại Điều 8, 9, 10, 16, 17 của Luật Cán bộ, công chức, Điều 16, 17, 18, 19 của Luật Viên chức, Điều 36, 37, 38, 39, 40 của Luật Phòng, chống tham nhũng, Điều 6, 8 của Luật Tiếp công dân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

3.          Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi thông tin ngắn gọn, bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cân hướng tới, trả lời.

4.          Trong quan hệ giao tiếp khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải có thái độ lịch sự, ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc.

.›À ~ .^A = ^ ˆ z .A zy ˆ ` ° Điêu 5. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm khi thi hành nhiệm vụ, công vụ

1.          Trốn tránh, đùn đây, thoái thác trách nhiệm trong việc giải quyết, khắc phục hậu quả nơi mình phụ trách; có tình kéo dài thời gian hoặc từ chối thực hiện nhiệm vụ do mình được phân công.

2.          Che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội dung phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tô chức khác hoặc công dân về những việc liên quan đến nhiệm vụ do mình được giao thực hiện, không được xưng danh trái thâm quyền; mượn danh cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân.

3.          Cung cấp những thông tin, tài liệu mật của Đảng và Nhà nước khi chưa được phép của cơ quan có thầm quyền. 4. Làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết.

4.          Để lộ nội dung tố cáo, địa chỉ tên người tố cáo, nội dung thông báo giải quyết tố cáo của cơ quan có thâm quyền cho tổ chức cá nhân không có trách nhiệm giải quyết hoặc không phải là đối tượng được thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

5.          Uông rượu, bia, chât có nông độ côn trước giờ làm việc, trong giờ làm việc, ngày trực; say rượu nơi công cộng; đánh bạc, tham gia các tệ nạn khác dưới mọi hình thức.

6.          Quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ hành chính.

Điêu 6. Chuân mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với cầp trên

1.          Nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cấp trên; tôn trọng và thực hiện tốt chế độ báo cáo công việc với câp trên.

2.          Khi thừa hành chuyên môn nghiệp vụ phải tôn trọng địa vị của người lãnh đạo, phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao, đồng thời phát huy tỉnh thần tự chủ, có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động điều hành của cơ quan, đơn vị mình bảo đảm cho hoạt động nhiệm vụ, công vụ hiệu quả.

3.          Khi thực hiện quyết định của cấp trên, nếu thấy có căn cứ trái pháp luật phải báo cáo ngay với người ra quyết định, trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực hiện quyết định đó gây ra.

Điêu 7. Chuần mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với cầp dưới

1.          Gương mâu trong lôi sông, giữ gìn đoàn kêt nội bộ, đạo đức, văn hoá công vụ trong cơ quan, đơn vị; tôn trọng và phát huy dân chủ, biêt lăng nghe ý kiên của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị.

2.          Phân công nhiệm vụ cho cán bộ cấp dưới rõ ràng, đối xử dân chủ, bình đăng; chú ý lăng nghe và tiêp thu ý kiên đúng đăn của câp dưới.

3.          Không định kiên hoặc thiên vị khi đánh giá kêt quả làm việc của câp dưới. sÀ Điêu 8. Chuân mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với đồng nghiệp

4.          Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, đoàn kết, thân ái, chân thành, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc; ứng xử có văn hóa, bảo vệ danh dự uy tín của đồng nghiệp, phối hợp và góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để công việc được giải quyết nhanh và hiệu quả.

5.          Thắng thắn phê bình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao

che khuyết điểm; xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình.

Chương III
CHUẢN MỰC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC VỚI DOANH NGHIỆP, CÔNG DÂN

Điều 9. Chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với doanh nghiệp

1.          Nắm vững kiến thức pháp luật về quản lý các loại hình doanh nghiệp để có đủ khả năng hướng dẫn nghiệp vụ giúp doanh nghiệp hoạt động đúng quy định.

2.          Trong giải quyết công việc đối với doanh nghiệp phải có thái độ tôn trọng, trung thực, khách quan, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của doanh nghiệp.

3.          Có trách nhiệm giữ gìn bí mật sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật; không được cung cấp các thông tin nội bộ của doanh nghiệp cho báo chí, cho các tổ chức, cá nhân khi chưa có ý kiến đồng ý của người có trách nhiệm của doanh nghiệp.

4.          Khi tiếp xúc, làm việc với doanh nghiệp không phát ngôn tùy tiện, đề cao tỉnh thần trách nhiệm trong công việc; giải quyết công việc khẩn trương, tận tụy, không gây sách nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp.

5.          Không được lợi dụng chức vụ, quyên hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, không được nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích tỉnh thần từ doanh nghiệp.

Điều 10. Chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với công dân 1. Ứng xử có văn hóa, nhã nhặn, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của công dân

khi giải quyết công việc; hướng, dẫn, giải thích rõ ràng, tận tình, cụ thể vê các quy định để công dân hiểu và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

2.          Không được sách nhiêu, trì hoãn, chậm trẻ, gây khó khăn, phiền hà khi giải quyêt công việc với công dân.

3.          Phát huy dân chủ cơ sở, tôn trọng quần chúng nhân dân.

4.          Không vi phạm các quy định về nội quy, quy tắc ở nơi công cộng; không được vi phạm các, chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội.

Điêu 11. Chuân mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với nhân dân nơi cư trú

1.          Tích cực tham gia các hoạt động nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, chính quyên, đoàn thê và nhân dân nơi cư trú.

2.          Lích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định nơi cư trú; luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, có trách nhiệm với nhân dân. 3. Không được tổ chức các hoạt động cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức và các hoạt động khác của bản thân và gia đình trái với quy định của cấp có thâm quyền vì mục đích vụ lợi.

3.          Không vi phạm các quy định về đạo đức công dân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.

 Chương IV TỎ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Nội vụ 1. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất); báo cáo kết quả với UBND tỉnh.

2.          Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị xử lý các thông tin phản ảnh về cán bộ, công chức, viên chức. Trường hợp có dấu hiệu sai phạm thì kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức đang công tác _ để xử lý theo thấm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thâm quyền giải quyết theo phân câp quản lý.

3.          Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đánh giá, kịp thời phát hiện, đề xuất sửa đối, bổ sung những nội dung chưa phù hợp của Quy tắc này.

Điều 13. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị

1.          Quán triệt và tô chức triển khai thực hiện Quy tắc này đến từng cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức kiểm tra, giám sát theo định kỳ hoặc đột xuất về tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức với tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2.          Kịp thời khen thưởng, biểu dương những cá nhân, tập thê thực hiện tốt Quy tác hoặc phê bình, chân chinh, xứ lý nghiêm các vi phạm hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị có thâm quyền xử lý các vi phạm đối với cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị theo phân câp quản lý.

Điều 14. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức 1. Thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này. 2. Vận động, giám sát và nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức khác thực

hiện đúng quy định tại Quy tắc . này; phát hiện và báo cáo cơ quan, đơn vị có thâm quyền về những vi phạm Quy tắc này của cán bộ, công chức, viên chức khác.

Điều 15. Điều khoản thi hành

1.          Những vấn đề khác chưa được quy định trong Quy tắc này được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc do người đứng đầu của cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định theo quy định hiện hành. Trường hợp các văn bản, quy định được viện dẫn trong Quy tắc này có sự thay đổi, sửa đối, bố sung hoặc bị thay thế thì được áp dụng theo các văn bản, quy định mới ban hành (rờ rường hợp pháp luật có quy định khác).

2.          Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có văn bản gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp chung, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bỗ sung, hoàn thiện Quy tắc này phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và tình hình thực tiễn của tỉnh./.

Tác giả: Lê Trang - Văn phòng (tổng hợp)
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập