Việt Nam sẽ kết thúc truyền hình tương tự mặt đất trước ngày 31/12/2020
Lượt xem: 1304
Sáng ngày 19/12/2019, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đã tổ chức phiên họp lần thứ 15 để đánh giá lại công tác triển khai số hóa truyền hình trong thời gian qua và triển khai các công tác trọng tâm đến năm 2020. Thứ trưởng Bộ TT&TT, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Phạm Hồng Hải đã chủ trì phiên họp. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ, các doanh nghiệp truyền hình Việt Nam,…
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đề án về kết quả thực hiện trong thời gian qua 12 tỉnh nhóm III, bao gồm (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận) đã được phủ sóng truyền hình số mặt đất.Đài Truyền hình Việt Nam VTV đã chuyển đổi 09/15 kênh tần số, sẽ chuyển đổi 06/15 kênh tần số còn lại sau khi triển khai mạng đơn tần tại 02 khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ; Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã hoàn thành việc chuyển đổi 09/09 kênh tần số và đã chuyển đổi 22/41 trạm phát sóng từ DVB-T sáng DVB-T2, còn 19/41 trạm phát sóng cần chuyển đổi công nghệ trong thời gian tới; Công ty AVG đã hoàn thành việc chuyển đổi 128/128 kênh tần số.Cục Tần số Vô tuyến điện đã phối hợp với các địa phương hoàn thành việc xác định vùng hỗ trợ STB đối với địa bàn thuộc vùng phủ sóng của trạm phát lại ATV tại 09 tỉnh nhóm II và 12 tỉnh nhóm III. Cục Tần số Vô tuyến điện cũng phối hợp với các địa phương hoàn thành việc xác định vùng hỗ trợ STB tại 15 tỉnh nhóm IV. Ngày 06/8/2019, Bộ TT&TT cũng đã phê duyệt vùng hỗ trợ STB tại 15 tỉnh này.Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã tổ chức tập huấn công tác số hóa truyền hình cho 12 tỉnh nhóm III, 06 tỉnh nhóm IV; sản xuất 20 chương trình phát thanh, thời lượng 10 phút/ chương trình, 19 chương trình truyền hình có thời lượng 15 phút/ chương trình để tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình và gửi Đài PTTH địa phương để thực hiện tuyên truyền trên các kênh truyền hình, truyền hình của địa phương.Để thực hiện đúng tiến độ kết thúc truyền hình tương tự mặt đất trước ngày 31/12/2020, Ban Chỉ đạo Đề án cho biết: VTV cần phủ sóng DVB-T2 cho các tỉnh (Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, Hòa Bình, Đắk Nông, Điện Biên) trước ngày 30/6/2020; các tỉnh (Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang) trước ngày 30/9/2020; Công ty DTV cần sớm hoàn thiện các thủ tục để được cho phép mở rộng pham vi cung cấp dịch vu ra các tỉnh miền núi phía Bắc và phối hợp với các địa phương phát sóng DVB-T2 trước ngày 30/6/2020.Các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng khác tiếp tục mở rộng và tăng cường chất lượng phủ sóng DVB-T2 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên toàn quốc.Ngoài ra, việc hỗ trợ STB cho các tỉnh chưa được hỗ trợ đầu thu cần tiến hành trước ngày 30/4/2020 đối với các tỉnh nhóm II, trước ngày 15/4/2020 đối với 12 tỉnh nhóm III. Đối với 15 tỉnh nhóm IV ( trong đó có Sơn La) sẽ được hỗ trợ đầu thu và ngừng phát sóng ATV trước ngày 31/11/2020./.
Tác giả: Hoa Lý- Phòng BCVT
Tin khác
1 2 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập